Mặc dù chọn theo học ngành kỹ sư Vật lý thế nhưng đam mê giảng dạy con chữ lại ngấm sâu vào máu thầy giáo Vũ Ngọc Anh (27 tuổi, Nam Định).
“Nhiệt huyết, tâm lý, hơi nhạt” là những từ học sinh hay dùng để miêu tả khi nhắc đến thầy giáo Vật lý Vũ Ngọc Anh. Với nhiều thế hệ học trò ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận chắc hẳn không xa lạ gì với hình ảnh người thầy giáo cao gầy nhưng tận tâm với nghề.
Ảnh: Thầy Vũ Ngọc Anh cùng đồng nghiệp
Chia sẻ với chúng tôi, thầy Ngọc Anh kể, cơ duyên anh đến với nghề tình cờ nhưng cũng đầy duyên nợ. Chàng trai vốn sinh ra và lớn lên tại mảnh đất học Nam Định khi bước sang ngưỡng cửa đại học đã quyết định thi đỗ và theo học tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Thời điểm đó ngành mà anh theo học đang “hot” và là niềm mơ ước của nhiều người. Thế nhưng chàng trai trẻ khi ấy lại có đam mê với nghề dạy học.
Ảnh: Thầy giáo Ngọc Anh đã giúp đỡ nhiều học sinh gặp khó khăn trong hành trình chinh phục môn Vật lý
Bước sang năm 2, anh bắt đầu đi tìm kiếm việc làm đỡ đần gia đình, trang trải lo cuộc sống thủ đô. Vũ Ngọc Anh đã làm đủ công việc từ phục vụ, giao hàng, … thế rồi cơ duyên đưa anh đến với công việc làm gia sư qua lời giới thiệu. Vốn có khiếu ăn nói nhẹ nhàng, cách giải đáp môn Vật lý dễ hiểu, dễ làm chàng sinh viên nhanh chóng chiếm được tình cảm của học sinh. Từ lúc giảng dạy cho một học sinh, sau đó đến hai rồi vài chục người theo học… Chàng sinh viên quê Nam Định nhanh chóng được các trung tâm luyện thi ở Hà Nội chú ý tới và mời về giảng dạy. Từ đó đến nay, anh gắn bó với công tác giảng dạy cũng gần 5 năm.
Ảnh: Một khoảnh khắc lớp học do thầy giáo trẻ chia sẻ
“Nhiều người nghĩ môn Vật lý khô khan, khó. Thế nhưng thực tế không có môn học nào khó mà do bản thân thực sự đã tập trung cho nó hay chưa. Nếu như tập trung chuyên môn cho lĩnh vực nào đó, ta sẽ giỏi lên. Áp lực của học sinh không phải ở vấn đề có tập trung môn Lý không mà do học sinh sao nhãng quá nhiều các môn học. Nếu các em tập trung và có phương pháp học hợp lý thì đạt 8,9 điểm không khó. Học sinh học của tôi thi đại học tối thiểu phải đạt 8 điểm, những học sinh đặc biệt thì được 9-10 điểm do các em tập trung và có tư duy tốt”, thầy Ngọc Anh chia sẻ.
Ảnh: Theo thầy Ngọc Anh, khả năng thích nghi nhanh chính là điểm mạnh của học trò thế hệ Z
Về cách dạy của mình, thầy Ngọc Anh cho biết, anh có phương pháp dạy học khác biệt. Hiện học sinh thi trắc nghiệm nên nam giáo viên sẽ đi sâu vào lý thuyết để học sinh hiểu lý thuyết. Thứ 2 là truyền tải kỹ năng trắc nghiệm cho học sinh để sao học sinh thay đổi được tốc độ làm bài cũng như tâm lý trong phòng thi.
Ngoài những lúc giảng dạy căng thẳng, thầy giáo này luôn tạo ra thêm tiếng cười giúp học sinh thoải mái hơn. Câu nói truyền cảm hứng của thầy Ngọc Anh được nhiều thế hệ học sinh lấy đó làm động lực đó là: “Hãy để giọt mồ hôi rơi trên trang sách và đừng để nước mắt rơi trên những trang đề thi”.
Ảnh: Thầy giáo trẻ trong một buổi talkshow
Thầy Vũ Ngọc Anh cho biết, có rất nhiều trường công lập, tư thục mời anh về giảng dạy tuy nhiên thầy đều từ chối mà chỉ giảng dạy ở trung tâm vì công việc hiện tại của anh đã quá bận. Bên cạnh đó, vào trường giảng dạy sẽ đi theo khuôn khổ giới hạn kiến thức dạy còn thầy giáo trẻ muốn chuyên tâm luyện thi đại học. Vì thế thầy Ngọc Anh muốn chọn đối tượng muốn học nên đi theo hướng riêng để thoải mái tư tưởng và truyền tải được điều mình muốn tới học trò.